Các triệu chứng và đường lây nhiễm 2019-nCoV như thế nào?
Trên trang web của Vinmec (vinmec.com) có chia sẻ khá đầy đủ về thông tin cơ bản của dịch bệnh 2019-nCoV, trong đó có các triệu chứng và cách xử lý khi gặp các triệu chứng này.
Hiện nay dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới (2019-nCoV) đang là mối quan tâm tìm hiểu hàng đầu của mọi người. Trên trang web của Vinmec (vinmec.com) có chia sẻ khá đầy đủ về thông tin cơ bản của dịch bệnh 2019-nCoV, trong đó có các triệu chứng và cách xử lý khi gặp các triệu chứng này.
Những thông tin này đặc biệt quan trọng đối với những người nghi nhiễm 2019-nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm, người đã tiếp xúc gần với người người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV, người nhà hoặc người đang chăm sóc người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV.
Nếu là một trong những trường hợp trên chúng ta cần theo dõi sức khỏe liên tục trong ít nhất 14 ngày.
1. Khi nhiễm 2019-nCoV: Triệu chứng như thế nào?
Biểu hiện của người nhiễm 2019-nCoV nhìn chung giống với triệu chứng của các bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp thông thường như: sốt, ho, khó thở.
Ngoài ra các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.
Xem thêm: Xiaomi ra mắt đèn khử trùng diệt virus nCoV trong không khí để giảm nguy cơ lây nhiễm Corona
2. Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa 2019-nCoV
Dưới đây là khuyến cáo của Bộ y tế về phòng ngừa virus corona:
- Nếu đang có dấu hiệu như sốt, ho hoặc khó thở, cần tránh đi lại, du lịch. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chia sẻ thông tin về lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
- Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
- Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
- Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín.
- Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.
- Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng khi đang sử dụng.
- Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.
Xem thêm: Chia sẻ cách cập nhật tình hình virus viêm phổi Corona
3. Đường dây nóng 22 bệnh viện theo tin từ Bộ Y tế gồm:
Bệnh viện Bạch Mai: 0969851616
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969241616
Bệnh viện E: 0912168887
Bệnh viện Nhi trung ương: 0372884712
Bệnh viện Phổi trung ương: 0967941616
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 0966681313
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913394495
Bệnh viện trung ương Huế: 0965301212
Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969871010
Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907736736
Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904138502 (Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Sơn)
Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934472768 (trực cấp cứu Bác sĩ Nguyễn Thành Trung – phó giám đốc)
Bệnh viện Đà Nẵng: 0903583881
Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967341010
Bệnh viện Nhi đồng 1: 19002249 – 0913117965
Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798429841
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819634807
Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913464257
Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965371515
Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989506515
Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396802226
Bộ Y tế: 1900 3228