Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì? Tivi tích hợp DVBT2 có lợi gì?
Truyền hình số mặt đất DVB-T2 được xem như một bước cải tiến công nghệ dành cho việc phát sóng truyền hình từ dạng Analog (tín hiệu tương tự) truyền thống sang Digital (kỹ thuật số). Cùng tìm hiểu “Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì? Tivi tích hợp DVB-T2 có lợi gì?” các bạn nhé!
1. Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì?
DVB-T2 (Digital Video Broadcasting – Terrestrial) là một chuẩn quốc tế về phát sóng số mặt đất, được sử dụng trong truyền hình kỹ thuật số. DVB-T2 là chuẩn thu truyền hình thế hệ thứ 2 có khả năng cung cấp cho người xem những kênh truyền hình ở độ nét cao.
Ngoài ra, DVB-T2 không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như Analog (Truyền hình Analog là loại truyền hình thông dụng thu bằng ăng-ten ngoài trời, chất lượng hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng khi thời tiết xấu).
Người dùng có thể sử dụng các bộ thu phát tín hiệu mini cho máy tính, laptop thông qua cổng USB hoặc điện thoại di động có hỗ trợ USB OTG (một tính năng cho phép người dùng kết nối điện thoại của mình với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, thẻ nhớ, USB,… thông qua cáp kết nối OTG hoặc USB OTG).
2. Lợi ích khi tivi tích hợp DVB-T2
Tivi có tích hợp DVB-T2 sẽ mang đến cho người xem những kênh truyền hình kỹ thuật số ở độ nét HD miễn phí.
Theo số liệu do các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng như Samsung, Sony hay LG cung cấp thì những chiếc tivi của họ có thể thu được ít nhất là 15 kênh truyền hình hoàn toàn miễn phí. Hơn thế nữa, số lượng kênh nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ nguồn thu của ăng-ten.
Xem thêm: Tải ngay hình nền điện thoại nokia 1280 độc đáo cho smartphone
3. Cách nhận biết tivi kỹ thuật số
Để nhận biết một chiếc tivi có phải là tivi kỹ thuật số hay không là dựa vào logo của DVB-T2 được dán ở góc của tivi (ảnh bên dưới).
Một cách khác để bạn có thể kiểm tra là vào phần Cài đặt (Setting) của tivi tìm mục cài đặt Digital (Digital Set-up). Nếu chiếc tivi có mục Digital trong cài đặt thì nó chính là tivi được hỗ trợ DVB-T2.
Ngoài ra, một số chiếc điều khiển tivi còn có sẵn phím chức năng Analog/Digital, từ đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra được chiếc tivi của mình được tích hợp DVB-T2.
Xem thêm: Sony đã lên kế hoạch ra mắt 4 chiếc smartphone flagship trong năm 2020
4. Tivi kỹ thuật số chuẩn DVB- T2 có cần ăng-ten?
Đây có lẽ cũng là câu hỏi chung của nhiều người, khi chuyển từ analog sang digital thì có cần phải sử dụng ăng-ten nữa hay không?
Cũng như những chiếc tivi bình thường khác, những chiếc tivi sử dụng chuẩn truyền hình kỹ thuật số (DVB-T2) vẫn phải sử dụng ăng-ten nhằm mục đích thu tín hiệu phát sóng.
Tuy nhiên, việc lắp đặt ăng-ten cho tivi có DVB-T2 lại vô cùng dễ dàng so với những chiếc tivi thường. Cụ thể khi lắp đặt ăng-ten cho tivi có DVB-T2, bạn chỉ cần sử dụng một ăng-ten râu là đã có thể thu được tín hiệu kỹ thuật số.
Theo một số lời khuyên thì khi lắp đặt ăng-ten ngoài trời thì chúng ta có thể thu được nhiều kênh KTS hơn. Điển hình như tivi Samsung tích hợp đầu thu tín hiệu KTS thì số kênh thu được có thể nhiều hơn 40 kênh nếu trong điều kiện tốt nhất (theo số liệu mà Samsung cung cấp).
Thông qua đó bạn có thể thấy việc sử dụng ăng-ten đối với tivi có đầu thu KTS không phải là vấn đề.
5. Tivi DVB-T2 có xem được các kênh trả phí?
Theo như đã trình bày ở phần trên, các tivi kỹ thuật số chuẩn DVB-T2 sẽ cung cấp cho người xem số lượng kênh truyền hình miễn phí ít nhất là 15 kênh. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể xem thêm các kênh trả phí nhưng tivi cần phải có khe cắm bộ giải mã truyền hình kỹ thuật số (CI+).
Các kênh truyền hình kỹ thuật số hiện nay đã bao gồm các kênh miễn phí và thu phí, vì vậy nếu bạn muốn thưởng thức những kênh không nằm trong mục miễn phí thì bạn phải trả tiền cho nhà mạng (ví dụ như các kênh Star movies, HBO,…)
Hiện nay, không chỉ có Samsung trang bị khe cắm bộ giải mã truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 (model H5510) mà các thế hệ tivi TCL mới nhất (model B2600) cũng đã được tích hợp bộ giải mã truyền hình kỹ thuật số DVB-T2.
Xem thêm: Top 10 Plugins WordPress hay không thể thiếu cho website mới
6. Lộ trình số hóa DVB-T2
Để thực hiện lộ trình số hóa DVB-T2, tất cả các tỉnh thành được chia thành 4 nhóm nhỏ và được số hóa theo thứ tự như sau:
– Nhóm I
Thời gian thực hiện 2012 – 2015, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội (cũ), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
– Nhóm II
Thời gian thực hiện 2013 – 2016, bao gồm 26 tỉnh:
Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang.
– Nhóm III
Thời gian thực hiện 2015 – 2018, bao gồm 18 tỉnh:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
– Nhóm IV
Thời gian thực hiện 2017 – 2020, bao gồm 15 tỉnh:
Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.