Sự khác biệt giữa cảm biến vân tay siêu âm và quang học? Cái nào tốt hơn?
Về cơ bản, có hai loại quét vân tay tích hợp trên màn hình điện thoại là quét vân tay quang học và quét vân tay siêu âm. Cả hai tính năng đều hoạt động giống nhau trên bề mặt. Nhưng ở bên dưới màn hình, cả hai sử dụng những phương pháp mở khóa và bảo mật khác nhau.
1. Tên gọi, các hãng sản xuất và thiết bị
2. Cách vận hành
Cả hai cảm biến đều có quy trình thiết lập đơn giản – nhấn nhẹ vào màn hình để hoàn thành việc ghi lại 100% dữ liệu vân tay và tốn một khoảng thời gian xử lý như nhau.
Trong quá trình hoạt động, cảm biến quang học sẽ ghi lại những hình ảnh 2D của vân tay và lưu lại dữ liệu này trên thiết bị. Mỗi lần người dùng sử dụng, màn hình sẽ chiếu sáng hình dấu vân tay, một camera nhỏ bên dưới màn hình sẽ chụp hình ảnh vân tay và so sánh với hình ảnh vân tay đã được lưu trữ.
Vì phương pháp này cần phải làm sáng màn hình để chụp ảnh, quá trình mở khóa vào ban đêm có thể không mấy dễ chịu.
Với cảm biến vân tay siêu âm thì đúng như tên gọi, nó sử dụng âm thành tần số rất cao. Các sóng được sử dụng để nhận diện các chi tiết trên vân tay người dùng. Cảm biến bao gồm cả máy phát và máy thu.
Khi người dùng quét ngón tay trên màn hình, một số xung áp lực sẽ được hấp thụ và một số sẽ dội ngược lại vào cảm biến bao gồm các đường vân, lỗ chân lông cùng các chi tiết khác thể hiện sự riêng biệt của mỗi dấu vân tay.
Cảm biến có thể nhận biết ứng suất cơ học để tính toán cường độ của sóng siêu âm bị dội lại ở các điểm khác nhau trên máy quét, cho phép tạo ra bản sao 3D rất chi tiết của dấu vân tay được quét. Dữ liệu này được sử dụng để so sánh với dữ liệu vân tay lưu trên thiết bị.
3. Tốc độ, sự chính xác và tính bảo mật
Cả hai cảm biến tích hợp trên màn hình đều chậm hơn so với quét vân tay vật lý ở mặt sau thiết bị. Khi so sánh hai cảm biến này thì cảm biến siêu âm có tốc độ nhanh hơn so với cảm biến quang học. Vì máy quét vân tay quang học cần phải tạo ra hình ảnh 2D chi tiết của dấu vân tay nên nó cần phải ấn nhiều lần trên màn hình. Điều này khiến tính bảo mật của cảm biến không cao.
Còn cảm biến siêu âm chỉ yêu cầu dữ liệu xung của vân tay thế nên chỉ cần một lần chạm nhẹ để xác thực danh tính trên thiết bị. Với việc sử dụng mô hình 3D chi tiết của dấu vân tay, cảm biến có tính bảo mật rất cao như Face ID. Theo Qualcomm độ trễ của cảm biến chỉ khoảng 250 mili giây, tương đương so với máy quét vân tay điện dung.
Cảm biến quang học cũng không đạt độ chính xác cao vì người dùng có thể đã ấn quá nhiều lần hoặc chưa đủ số lần ấn dẫn tới camera không tạo được hình ảnh chi tiết để mở khóa điện thoại. Nó cũng không hoạt động với ngón tay ướt.
Cảm biến siêu âm có độ chính xác cao hơn và hoàn toàn hoạt động tốt khi ngón tay ướt.
Ngoài ra, có một lưu ý là người dùng cần phải đặt dấu vân tay vào chính xác vị trí của máy quét dưới màn hình. Qualcomm cũng cho biết cảm biến chỉ có 1% tỷ lệ xảy ra lỗi.
(Nguồn: GuidingTech)