Mesh Wifi là gì? Nguyên tắc hoạt động và ưu nhược điểm của Mesh Wifi?
Công nghệ ngày càng tiên tiến trong đó có hệ thống wifi thông minh cho gia đình và công ty văn phòng. thì các thiết Mesh Wifi giúp cải thiện chất lượng cũng như tốc độ wifi. cùng sharenhanh so sánh Mesh Wifi và bộ kích sóng wifi khác nhau thế nào nhé.
1. Mesh wifi là gì?
Mesh Wifi về cơ bản là một hệ thống mạng Wifi diện rộng, là tập hợp bởi các thiết bị phát sóng Wifi (có thể là bộ phát sóng access point hay bộ định tuyến router) hoạt động chung với nhau một cách thống nhất. Tín hiệu của Wifi mesh có thể trải trong quy mô rộng lớn, khi mà bộ phát sóng hay bộ kích sóng Wifi không đáp ứng được.
Hệ thống Wi-Fi Mesh sử dụng nhiều hơn 2 thiết bị phát sóng nhằm cung cấp nhiều nguồn tín hiệu Wi-Fi trên phạm vi rộng, tất cả chúng đều chung một SSID và mật khẩu.
2. Nguyên tắt hoạt động của Mesh Wifi
Đặc tính của wifi mesh chính là cho phép các thiết bị khác kết nối với nhau như các nút trong 1 hệ thống. Mỗi nút này sẽ phát tín hiệu vô tuyến xa hơn một chút so với nút cuối, lúc này internet sẽ được kết nối vào thiết bị máy chủ sau đó mở rộng và kích sóng, tăng mức độ phủ sóng tín hiệu cho các điểm truy cập và trở thành hệ thống mạng động nhất. Với công nghệ wifi mesh, cho phép hoạt động ở bất cứ loại tín hiệu radio nào và chúng kết nối với nhau tạo thành một hệ thống nhất với độ bao phủ rộng hơn.
Nếu hỏi về wifi mesh có thực sự thông minh hay không thì câu trả lời là “có”. Đơn thuần thì chúng có nhiều điểm mạnh hơn các thiết bị mở rộng sóng. Dễ dàng chuyển tiếp giữa các thiết bị, nghĩa là việc chuyển tiếp khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác rất nhanh. Đồng thời wifi mesh đảm bảo cường độ sóng và tốc độ mạng luôn như nhau ở bất cứ thời điểm nào.
Xem thêm: Chuẩn TPM là gì? Cách kiểm tra phiên bản TPM đủ chuẩn lên Windows 11
3. Ưu điểm và nhiệt điểm của Mesh Wifi
3.1 Ưu điểm
Mang lại những trải nghiệm tuyệt vời từ phạm vi kết nối cho đến tốc độ.
Một mạng cho toàn bộ ngôi nhà của bạn. Không cần phải đăng nhập vào mạng mới mỗi khi lên hoặc xuống tầng. Luôn kết nối với một mạng duy nhất cho dù bạn đang ở đâu.
Công nghệ mạng lưới thông minh và trực quan cho phép giữ kết nối kể cả khi một trong số các nút của bạn bị lỗi.
Kết nối mạnh mẽ và ổn định cho dù bạn ở đâu trong nhà. Bởi vì mỗi nút lưới hỗ trợ tín hiệu của các nút khác.
Cài đặt và quản lý dễ dàng, cho phép thay đổi cài đặt mạng, kiểm tra tốc độ và kiếm soát của phụ huynh.
3.2 Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của WiFi Mesh đó chính là giá thành. Chỉ riêng một thiết bị tích hợp công nghệ Mesh đã có giá thành rất cao, trong khi đó một mạng lưới Wi-Fi Mesh lớn đòi hỏi bạn phải đầu tư một lượng lớn thiết bị.
Xem thêm: Cách lưu email thành file PDF trên iPhone/iPad
4. Các thuật ngữ khi sử dụng Mesh Wi-Fi
Node (nút): Mỗi node là một điểm truy cập (Access Point), một bộ phát sóng trong mạng lưới Mesh.
Root AP (RAP): Một node gốc rễ, được kết nối với điểm truy cập chủ (Master AP) thông qua dây Ethernet để nhận tín hiệu mạng ban đầu.
Master AP: Là điểm thu Internet và truyền đến Root AP, thường là modem Internet. mọi cấu hình, cài đặt liên quan đến WiFi Mesh đều thông qua Master AP. Trong một số hệ thống Master AP cũng là Root AP. Một Master AP có thể truyền Internet đến nhiều Root AP cho nhiều hệ thống Mesh khác nhau.
Mesh Tree (cây lưới): Tổng quan số node trong mạng lưới, có thể là 1 cây lưới gồm 6 Access Point hoặc 1 Master AP với 2 cây lưới 3 Access Point.
Bước nhảy: Số kết nối không dây để đi từ Mesh AP tới Root AP. Ví dụ, nếu Root AP là uplink của Mesh AP 1, thì khoảng cách từ Mesh AP 1 tới Root AP là 1 bước nhảy. Hệ thống Smart Mesh hỗ trợ tối đa 8 bước nhảy.
Chúc các bạn thành công, hy vọng bài viết trên hữu ích đến các bạn!
(Tổng hợp nhiều nguồn)