Hướng dẫn tải Driver “chính hãng” cho máy tính từ website nhà sản xuất
Mỗi khi cài đặt mới lại Windows cho máy tính PC hoặc Laptop thì một trong những bước tiếp theo quan trọng và cần thiết để máy tính hoạt động ổn định và đầy đủ chức năng đó chính là cài đặt Driver cho máy tính.
Để thực hiện việc này bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Đối với Laptop
Nếu như bạn đang sử dụng một số dòng Laptop, bạn có thể tải và cài đặt Driver cho Laptop của bạn bằng cách truy cập vào những trang dưới đây.
– Đối với thiết bị của Sony: http://esupport.sony.com/perl/select-system.pl?DIRECTOR=DRIVER
– Đối với thiết bị của Acer: http://www.acer.com.vn/ac/vi/VN/content/drivers
– Đối với thiết bị của Dell: http://www.dell.com/support/drivers/us/en/19
– Đối với thiết bị của Asus: http://www.asus.com/support
– Đối với thiết bị của HP: http://www8.hp.com/vn/en/support.html
– Đối với thiết bị của Lenovo: http://support.lenovo.com/en_US/downloads/default.page
– Đối với thiết bị của Samsung: http://www.samsung.com/us/support/downloads
Để cài đặt một cách chính xác với Model máy bạn đang sử dụng trước tiên bạn cần xem mã hoặc ký hiệu dòng Laptop mà bạn đang sử dụng. Sau đó nhập vào trang cài đặt Driver từ trang chủ của nhà sản xuất. Trong ví dụ này, mình sẽ thực hiện tìm và tải driver về cho máy tính Dell.
Bước 1: Bạn cần biết mã Service Tag của máy tính Dell bằng cách xem phía dưới Laptop.
Bước 2: Sau đó bạn truy cập vào Website tải Driver của máy tính Dell tại đây.
Bước 3: Nhập mã Service Tag của máy vào ô Enter your Service Tag or Express Service Code >> Click Submit.
Bước 4: Bạn chú ý chọn chính xác phiên bản hệ điều hành Windows đang sử dụng trên Laptop của bạn.
Bước 5: Tiếp đến trình duyệt sẽ chuyển bạn đến danh sách các driver cần tải và cài đặt lần lượt vào cho Laptop.
Cuối cùng bạn chỉ cần kiểm tra các driver đã được cài đặt đầy đủ trên máy chưa là được.
Đối với máy tính bàn PC
Để cập nhật Driver cho máy tính để bàn, các bạn cần mở thùng máy CPU ra và xem tên Mainboard đang được sử dụng. Sau đó, tiến hành tìm kiếm driver với từ khóa “Driver + Tên Mainboard”. Khi đó, bạn chỉ cần vào trang chủ
của nhà sản xuất và tiến hành tải và cài đặt Driver cho máy tính.
Hoặc bạn chỉ cần chỉ cần tải và cài đặt phần mềm CPU-z cho máy -> mở phần mềm này lên -> chọn vào Mainboard để biết ngay tên Mainboard của máy tính của bạn như hình sau.