Cách chọn thẻ nhớ tốt nhất
Thẻ nhớ là một trong những thành phần khá quan trọng trên một chiếc smartphone, những thiết bị có khe cắm thẻ nhớ mở rộng sẽ hỗ trợ người dùng tốt hơn trong việc lưu trữ cũng như sử dụng hết chức năng của máy.
Thẻ nhớ hiện được bày bán trên thị trường rất phong phú và đa dạng, giá rẻ có, giá cao cũng có, thẻ chất lượng cao hay chất lượng thấp cũng rất khó phân biệt và cũng có cả những trường hợp thẻ chất lượng tốt nhưng lại cực kỳ kén thiết bị.
Vì vậy, khách hàng cần phải thử trực tiếp thẻ nhớ trên điện thoại của mình trước khi quyết định mua để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Các thông số “x”, “class” trên thẻ nhớ có ý nghĩa gì?
Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/MicroSD và tốc độ Speed X là hiển thị tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s.
Ví dụ: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s.
Với cách đánh giá này thì người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào, vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra, Speed X lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện bạn nhìn được tới tốc độ ấy (có vẻ nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm).
Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ. Cách tính tốc độ của chuẩn này ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu, nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt.
Ví dụ: Trên thẻ ghi class 2, đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s.
Tốc độ thẻ ngày nay dần được cải thiện rất nhiều nhờ các công nghệ tiên tiến nên cho dù ở class 2 nhưng hầu hết các thẻ nhớ mới sản xuất đều đạt tốc độ ghi trung bình từ 4 ~ 6MB/s, tùy dung lượng:
Class 2 ~ 2MB/s.Class 4 ~ 4MB/s.Class 6 ~ 6MB/s.Class 10 ~ 10MB/s.
Tên gọi các loại thẻ SD
Theo Hiệp Hội Thẻ nhớ SD, tên gọi của các loại thẻ nhớ bao gồm
SD – Secure Digital (SD1.0): dung lượng 128MB ~ 2GB
SDHC – Secure Digital High-Capacity (SD2.0): dung lượng khoảng 4GB ~ 32GB
SDXC – Secure Digital eXtended-Capacity (SD3.0): dung lượng khoảng 64GB ~ 2TB
Chuẩn Secure Digital có ba kích thước khác nhau, với tên gọi là SD, MiniSD, MicroSD (tương ứng với cách gọi tuỳ dung lượng).
Ví dụ: Thẻ 4GB Micro sẽ được gọi là MicroSDHC 4GB, thẻ 64GB Micro gọi là MicroSDXC 64GB.
Thẻ nhớ SDXC chỉ tương thích với thiết bị hỗ trợ chuẩn SDXC (trên khe cắm thẻ sẽ có biểu tượng SDXC).
Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC.
Thẻ nhớ SDHC có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ thẻ SDXC và SDHC.
Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC và SD nhưng không nhận được SDXC.
Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC.
Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD, không nhận được thẻ SDHC và SDXC.
Nên chọn thẻ nhớ phù hợp nhu cầu sử dụng
Dĩ nhiên thẻ có class càng cao thì tốc độ sẽ càng nhanh nhưng với smartphone chỉ nên chọn thẻ có class từ 4 – 6 là vẫn có thể sử dụng bình thường cho hầu hết các tác vụ.
Mặc dù các file ghi âm có dung lượng không cao, nhưng vì smartphone hiện nay có nhu cầu lưu trữ rất lớn nên việc chọn thẻ có dung lượng lưu trữ từ 16GB trở lên là điều nên làm. Nếu không, biết đâu sẽ có ngày bạn bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng chỉ vì thiếu dung lượng lưu trữ.
Khi chọn thẻ đó, bạn cũng cần mua dung lượng phù hợp với smartphone hỗ trợ. Một số máy cao cấp hiện nay hỗ trợ thẻ nhớ ngoài tối đa 128GB.
Thẻ nhớ dung lượng cao nhất trên thị trường hiện tại mà smartphone có thể hỗ trợ là 128GB
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ tên tuổi như Samsung, Kingston, Sandisk, Transcend và sản phẩm của họ thường rất ít hư hỏng. Chế độ bảo hành của thẻ cũng tuỳ từng loại và từng giá tiền khác nhau. Thông thường các loại thẻ nhớ có thời gian bảo hành từ sáu tháng đến một năm.
Nếu là một người có kinh nghiệm mua hàng thì chắc hẳn bạn cũng biết rằng thẻ nhớ trường xuống giá rất nhanh vì thế chỉ nên chọn những loại thẻ nhớ đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ và giải trí của mình, tránh lãng phí do không dùng hết.
Và một lưu ý cũng hết sức quan trọng đó là nên chọn lựa sản phẩm của các thương hiệu uy tín, mặc dù giá có thể sẽ cao hơn (chênh lệch thực sự không quá nhiều) nhưng lại có sự yên tâm cũng như chế độ bảo hành tốt.
Xem thêm: Cách Nhận Thông Báo Khi Đi Xa Các Thiết Bị Của Apple
Một số lưu ý để phân biệt thẻ nhớ chính hãng?
Kingston – thẻ chính hãng phải có:
Tem xuất xứ dán trên vỏ hộp thẻ, do nhà phân phối tại Việt Nam dán (hiển thị thông tin nhà nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam), và một tem xuất xứ ở mặt sau vỏ hộp của hãng Kingston, có các thông tin về xuất xứ, mã vạch, mã xác thực, license key.Nhãn dán ở mặt trước thẻ có vùng tam giác được sơn phản quang, hoặc hình logo đầu người phản quang. Khi nhìn ở các hướng khác nhau thì tam giác/logo đó sẽ đổi màu.Chân đồng rất sáng khi nhìn kỹ, tem nhãn dán trên thẻ rất sắc nét và đều. Đối với dòng thẻ microSD không dán tem nhãn thì chữ in cũng rất nét và rõ ràng dù chữ rất nhỏ.Các dãy số để kiểm tra sự tồn tại của sản phẩm trên vỏ hộp.
Transcend – thẻ chính hãng phải có
Mã sản phẩm in trên thẻ.Nhập đầy đủ thẻ trên trang web của hãng, nếu là chính hãng thì họ sẽ gửi lại cho bạn thông tin thời gian bảo hành, số chứng chỉ.
Sandisk – thẻ chính hãng phải có
Tem ba chiều chống giả trên vỏ hộp
Khi nhìn vào tem chống giả từ hướng bên trái, bạn sẽ thấy có một chấm ở bên sườn logo SanDisk trong tem.
Khi nhìn vào tem chống giả từ hướng bên phải, bạn sẽ thấy có 2 chấm ở bên sườn logo SanDisk trong tem.
Khi nhìn vào tem chống giả theo hướng từ trên xuống, bạn sẽ thấy có ba chấm ở bên sườn logo SanDisk trong tem.
Khi nhìn vào tem chống giả theo hướng từ dưới lên, bạn sẽ thấy có bốn chấm ở bên sườn logo SanDisk trong tem.
Chúc các bạn lựa chọn được thẻ nhớ ưng ý.