Công nghệ tương lai sẽ thay đổi xu hướng khi công nghệ 5G ra đời
Công nghệ 5G đang là chủ đề nóng nhất trong ngành công nghiệp viễn thông hiện nay. Các thiết bị di động 5G đầu tiên đã có thể sử dụng ở Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng 5G không chỉ đơn giản là cải thiện tốc độ tải xuống mà còn có thể ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của con người.
1. Các dịch vụ stream
Với tốc độ tải xuống 1 GB/s (hoặc cao hơn), 5G sẽ mở ra thời đại cung cấp dữ liệu thần tốc để tải xuống hoặc streaming. Việc chờ đợi video load dữ liệu sẽ được nhớ đến như một công nghệ lỗi thời từ xa xưa. Hiện tại, xem Youtube và Netflix bằng dữ liệu di động đã là một điều quen thuộc, nhưng 5G có thể thúc đẩy stream lên một mức độ mới, đó là stream game.
5G có độ trễ cực thấp, điều này có nghĩa là kết nối sẽ trở nên mạnh và đáng tin cậy hơn. Nó sẽ cho phép người dùng có thể stream các game AAA trực tiếp với mức đồ họa cao, môi trường phức tạp. Thêm vào đó, dịch vụ Google Stadia hứa hẹn sẽ giúp người dùng có trải nghiệm gaming hiện đại nhất ngay khi nhấn vào một đường link, quảng cáo hay video trên Youtube và nó sẽ chia sẻ ngay lập tức.
2. VR và AR
Các thiết bị như Oculus Quest hay Magic Leap One có thể mang đến trải nghiệm AR giải trí không giới hạn nhưng chúng yêu cầu người dùng phải đeo một máy tính nhỏ ở trên mặt hoặc ở túi sau. Hầu như sẽ luôn có thiết bị đi kèm như vậy.
5G có thể loại bỏ sự cần thiết của chiếc máy tính nhỏ này, làm cho các kính thông minh AR hoặc headset VR có thể trở nên siêu nhẹ. Các thiết bị sẽ mỏng hơn và có phần cứng rẻ hơn, nhờ vậy mà tiềm năng của kính AR có thể được phát triển nhờ vào việc truyền phát nội dung đồ họa AR. Về lâu dài, dòng chảy lớn dữ liệu không dây có thể là chìa khóa để thiết lập mạng internet trực quan tương tác thông qua AR.
3. Tăng tốc AI và robot
Để AI và các thiết bị thông minh hoạt động, chúng cần phải xử lý một lượng lớn thông tin không chỉ trong quá trình hoạt động, mà còn trong việc áp dụng dữ liệu được đào tạo cho mạng lưới thần kinh. Việc điều hướng không gian thực, nhận dạng hình ảnh, tìm hiểu các sắc thái của ngôn ngữ và các cuộc trò chuyện cũng đòi hỏi rất nhiều dữ liệu để có thể trở nên tốt hơn.
Về cơ bản là tất cả thiết bị thông minh đều nhờ vào khả năng học hỏi nhanh hơn. Với 5G, trợ lý giọng nói như Google Assistant hay Alexa sẽ có thể chạy các kịch bản và tính toán các khả năng nhanh hơn, giúp AI có thể xử lý các tác vụ phức tạp hơn và đưa ra dự đoán chính xác hơn.
Những trợ lý ảo này sẽ gửi yêu cầu và nhận câu trả lời từ máy chủ của Google hoặc Amazon. Các thiết bị IoT và nhà thông minh có thể gửi và truy xuất dữ liệu với tốc độ thực hiện và phản hồi nhanh hơn.
Điều này cũng áp dụng cho các robot công nghiệp hoặc các công cụ tự vận hành có thể hoạt động nhanh và đáng tin cậy hơn khi không có sự giám sát của con người như trong các khu vực nguy hiểm, độc hại. Con người có thể gửi những dữ liệu mới nhất cập nhật các tác vụ của AI hoặc AI có thể gửi các bản báo cáo xem liệu chúng có cần được sửa chữa.
4. Phân chia mạng lưới và thành phố thông minh
Với dữ liệu không dây tốc độ cao, 5G có thể khiến các thành phố trở nên thông minh thông qua một kỹ thuật gọi là “Phân chia mạng” – trong đó một mạng vật lý duy nhất có thể được chia ra thành nhiều mạng ảo, với mỗi mạng có một mục đích và ưu tiên riêng.
Các mạng này có thể hoạt động độc lập và sẽ không bị ảnh hưởng khi có một mạng nào đó bị quá tải hoặc bị sập. Ví dụ như trong trường hợp xảy ra thảm họa, mạng ảo cho các dịch vụ khẩn cấp sẽ không bị chậm lại khi mọi người đang gọi điện, nhắn tin cho người thân hoặc chia sẻ lên các phương tiện truyền thông xã hội.
Các công đoạn trong việc quản lý thành phố cũng trở nên liên kết và dễ quản lý hơn, cho phép vận hành thông minh dựa trên kết nối không dây với nhiều cảm biến khác nhau mà không cần phụ thuộc vào toàn bộ băng thông của mạng lưới. Ví dụ như:
- Đèn đường thông minh có thể theo dõi các thiết bị di động và các phương tiện được liên kết quanh thành phố để điều chỉnh mức độ sáng dựa trên mật độ người dùng gần đó, để tiết kiệm năng lượng và phân bố tài nguyên hiệu quả hơn.
- Cảm biến trên các thùng rác có thể liên kết với các dịch vụ thu gom trong thời gian thực và chỉ dẫn các tài xế đến nơi có nhu cầu lớn nhất.
- Không gian đỗ xe cũng có thể trang bị các cảm biến để thông báo cho người lái xe (hoặc những chiếc xe hơi thông minh) về vị trị đỗ xe trống để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
Ở góc độ môi trường, thành phố thông minh có thể sử dụng các mạng phân chia này để quản lý một cách linh hoạt các hoạt động sử dụng nhiều năng lượng như đèn giao thông giúp ít lãng phí hơn. 5G và công nghệ phân chia mạng sẽ cho phép các dựa án hoạt động trơn tru mà không ảnh hưởng đến dữ liệu di động của người dân.
5. Độ trễ thấp, tuổi thọ pin dài
Theo chủ tịch và cựu CEO Verizon Lowell McAdam, giá trị chính của 5G không phải là tốc độ tải xuống cao mà là độ trễ thấp hơn đáng kể. Với lợi thế này, IoT có thể sử dụng trong 10 năm, thiết cầm tay siêu nhẹ chỉ cần sạc mỗi tháng một lần. Hầu hết các bộ phận trong các thiết bị di động sẽ không còn quá cần thiết, vì thế thiết bị sẽ có nhiều khoảng trống cho pin lớn hơn, pin cũng được sử dụng ít hơn.
(Nguồn: AndroidPIT)