Chia sẻ 4 bước vệ sinh Apple Watch đơn giản và sạch đẹp
Đây là những bước cơ bản bạn cần nắm trong việc vệ sinh chiếc Apple Watch của mình.
Với các thiết bị cầm tay, việc vệ sinh chúng thường rất dễ nếu bạn biết cách. Trường hợp nếu chưa tìm hiểu kĩ, bạn có thể dễ dàng làm hỏng, mất hiệu lực bảo hành hoặc gây kích ứng da. Và đồng hồ Apple Watch cũng không ngoại lệ.
Nếu bạn đang thắc mắc về việc làm thế nào để có thể vệ sinh cho chiếc Apple Watch của mình một cách sạch sẽ và an toàn nhất thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn, mời bạn đọc tham khảo.
Bước 1 – Tháo phần dây đeo
Để làm sạch hoàn toàn từng bộ phận của Apple Watch, đầu tiên bạn cần tháo phần dây đeo của đồng hồ ra. Phần dây đeo nối với Apple Watch thông qua khớp nối nam châm khá nhỏ, và bạn có thể thực hiện việc tháo gỡ dây bằng cách nhấp đè vào 02 nút bấm ở mặt sau Apple Watch. Khi đó phần khớp nối nam châm sẽ bung ra và dây đeo sẽ được tách khỏi Apple Watch.
Sử dụng móng tay của bạn hoặc một vật cùn mỏng nào đó ấn từng nút bấm ở mặt sau Apple Watch và tiến hành đồng thời thao tác trượt dây theo chuyển động ngang.
Bước 2 – Tiến hành việc vệ sinh làm sạch Apple Watch
Khi dây đã được tháo khỏi đồng hồ, đã đến lúc bắt đầu quá trình làm sạch thiết bị. Điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là tranh sử dụng bất kỳ thứ gì có thể làm hỏng đồng hồ của bạn. Cụ thể như :
– Xà phòng và chất tẩy rửa hóa học.
– Thuốc xịt vệ sinh gia đình.
– Vật liệu, dụng cụ có tính mài mòn, đánh bóng.
– Bình khí nén.
– Nguồn nhiệt bên ngoài (ví dụ hơi nước,..)
Tất cả các mẫu Apple Watch đều có khả năng chống nước ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào dòng series. Các mẫu Apple Watch ban đầu có khả năng chống nước khá “yếu” so với các mẫu mới nhất hiện nay.
Để bắt đầu, trước tiên bạn hãy kích hoạt tính năng khóa nước cho Apple Watch bằng cách vuốt từ dưới cùng màn hình lên và nhấn vào biểu tượng hình giọt nước. Thao tác này sẽ khóa màn hình cảm ứng của Apple Watch và tiến hành thực hiện các tác vụ bảo vệ, chống nước khỏi hệ thông loa khi bạn vệ sinh xong (chỉ có ở các dòng Series 3 và 4).
Giữa chặt Apple Watch của bạn dưới vòi nước ấm trong vòng 10 – 15 giây, sau đó chà sạch mọi ngóc ngách đồng hồ bằng một miếng vải không có xơ và mềm. Màn hình đồng hồ là phần dễ vệ sinh nhất, nhưng bạn cũng cần chú ý đến mặt sau của đồng hồ nữa vì nơi đó có các cảm biến được đặt, ví dụ như cảm biến tim.
Thêm vào đó, khu vực mặt sau đồng hồ thường tịch tụ khá nhiều bụi bẩn, đặc biệt nếu bạn sử dụng Apple Watch để tập thể dục hoặc tay bạn ra nhiều mồ hôi. Giữ trạng thái bình thường khi vệ sinh đồng hồ và đừng có lo lắng sợ hư hỏng miễn là bạn sử dụng vải và nước vệ sinh không có tính mài mòn.
Sau khi đã làm sạch mặt trước và sau của Apple Watch, bạn hãy tiến hành chuyển sang vệ sinh các cạnh. Thường bụi bẩn sẽ tích tụ xung quanh nút Digital Crown. Để có thể loại bỏ triệt để bụi ở Digital Crown, bạn hãy giữ Digital Crown bên dưới vòi nước ấm khoảng 15 giây, đồng thời xoay Digital Crown để mọi bụi bẩn bám xung quanh rơi ra theo dòng nước.
Tiếp theo, hãy thực hiện việc vệ sinh khu vực rãnh khớp nối dây đeo, khu vực này có thể bị bám bẩn khá nhiều nếu bạn chưa bao giờ thực hiện việc thay đổi dây đeo cho Apple Watch.
Khi đã hoàn tất việc vệ sinh Apple Watch bên dưới vòi nước, bạn hãy thực hiện việc “xả nước” cho đồng hồ bằng cách xoay nút Digital Crown theo hướng dẫn trên mặt đồng hồ. Khi đó Apple Watch sẽ phát ra một số tiếng ồn thấp.
Bước 3 – Vệ sinh dây đeo
Không phải tất cả các loại dây đeo đều như nhau, và không phải tất cả chúng đều có khả năng chống nước. Đặc biệt, dây đeo bằng da và thép không gỉ của Apple không được phân loại là chống nước. Trong trường hợp này, bạn không nên ngâm chúng dưới nước để làm sạch.
Thay vào đó, bạn nên lau sạch chúng bằng một miếng vải ẩm, mềm để loại bỏ bụi bẩn và mảng bám. Tránh ngâm dây da trong nước, vì điều này có thể sẽ làm hỏng nó. Bạn cũng nên đợi cho đến khi dây đeo khô hoàn toàn trước khi gắn nó lại vào đồng hồ.
Đối với các loại dây nylon, silicon và các loại dây vải bền khác, bạn không cần phải thận trọng. Silicon rất dễ dàng để lau sạch và bạn có thể để nó dưới vòi nước trong vài phút để mọi bụi bẩn cứng đầu trong dây được nới lỏng và rơi ra. Cách làm này cũng có thể áp dụng cho các loại dây đeo bằng nylon và các loại dây đeo thể thao.
Lưu ý rằng bạn không nên thực hiện thao tác giặt dây đeo như một món quần áo.
Bước 4 – Lắp lại dây đeo
Khi mọi thứ đã sạch sẽ, đã đến lúc lắp ráp lại đồng hồ. Để thực hiện việc này, bạn hãy trượt dãy băng vào rãnh khớp nối nam châm ở đồng hồ. Đảm bảo rằng vị trí dây đeo đúng với vị trí ban đầu của chúng trước khi thực hiện việc tháo và vệ sinh.
Bây giờ bạn có thể sử dụng chiếc Apple Watch của mình như bình thường. Nếu có sẳn dây thay thế, bạn có thể thực hiện việc thay dây để trông chiếc đồng hồ của mình mới mẻ hơn. Việc vệ sinh Apple Watch càng thường xuyên sẽ giúp bạn càng mất ít thời gian hơn trong việc loại bỏ bụi bẩn tích tụ theo thời gian.
Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
(Nguồn genk.vn)