Đại học Tokyo vừa phát triển thành công loại kính tự lành sau khi vỡ
Loại kính này được phát triển bởi giáo sư Takuzo Aida và nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Tokyo. Có thể gọi đây là một “tai nạn”, vì ý định ban đầu của họ là tạo ra loại chất kết dính mới.
Được gọi là polyether thiourea, chất liệu đầu tiên trên thế giới có tính chất của thủy tinh nhưng có thể tự lành sau khi vỡ vụn.
Chỉ đơn giản là ghép các mảnh vỡ lại, ấn chặt trong vài giây. Chỉ trong vài giờ, kính polyether thiourea sẽ trở lại hình dạng ban đầu, tính chất giữ nguyên.
Loại kính này được phát triển bởi giáo sư Takuzo Aida và nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Tokyo. Có thể gọi đây là một “tai nạn”, vì ý định ban đầu của họ là tạo ra loại chất kết dính mới.
Cho đến nay, phần lớn vật liệu có khả năng tự phục hồi đều mềm dẻo như cao su, chỉ có thể tự làm lành được các vết trầy xước nhỏ.
Sau rất nhiều lần thử nghiệm, loại kính polyether thiourea sẽ phục hồi dù bị vỡ hoàn toàn, chỉ cần để ở nhiệt độ phòng và ép lại với lực không quá lớn.
Nếu giáo sư Takuzo Aida và nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Tokyo khiến thị trường tin vào loại kính này, chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, nơi đồ đạc bằng thủy tinh sẽ không bị vứt đi khi rơi vỡ nữa.
(Theo genk.vn)