Những sai lầm tai hại và những chú ý khi lau dầu đồng hồ cơ
Lau dầu đồng hồ là một trong những giải pháp tăng độ bền cũng như độ chính xác của các linh kiện bên trong, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng lau được. Thậm chí, nhiều đồng hồ đã bị hư hại bởi chính sự lầm tưởng của chủ nhân.
Lau dầu đồng hồ: điêu đứng vì hai chữ “lạm dụng” và “thợ dở”
Dù là đồng hồ cơ hay pin, chỉ cần nó có kim hay những bộ phận chuyển động, bạn sẽ cần lau dầu cho nó vào một thời điểm nào đó
Nếu bạn sở hữu đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ cơ, hẳn sẽ được nghe về việc lau dầu. Hãng cũng thường khuyến nghị chúng ta bảo dưỡng (lau dầu, kiểm tra nước, làm sạch…) đồng hồ khoảng 3-5 năm/lần dù vẫn chạy tốt.
Tuy nhiên, nhiều người lại lạm dụng việc lau dầu, bảo dưỡng, thậm chí là lau dầu ở những nơi không uy tín, không phải trung tâm của hãng, dẫn đến việc đồng hồ bị hỏng hoặc càng chạy càng không “ngon” máy.
Lau dầu đúng “chuẩn” là phải tháo dỡ toàn bộ linh kiện, làm sạch chúng, sau đó chấm dầu vào những nơi cần thiết và lắp ráp máy lại như cũ. Cuối cùng là kiểm tra nước, chất lượng hoạt động trong vài ngày. Có thể thấy, đây là một quá trình yêu cầu kinh nghiệm và sự tỉ mỉ từ người thợ.
Xem thêm: Chia Sẻ Những Địa Điểm Có Wifi Miễn Phí Trên Việt Nam 2019
Lau dầu đồng hồ thì cần phải mở đáy, rút tháo núm chỉnh, những vị trí này đều tồn tại ron cao su chịu nước, nếu lạm dụng, chúng sẽ bị “lờn” dần, mất độ kín
Nếu gặp thợ lau ẩu (chỉ chấm dầu vào một số nơi mà không tháo dỡ toàn bộ linh kiện, làm sạch dầu cũ, bụi bẩn) thì đồng hồ sẽ dễ dàng bị hư hại (là đồ cổ thì gần như không có linh kiện để thay, nguy cơ hỏng luôn), không thì mỗi ngày một “ì ạch” hơn do bụi bẩn, dầu cũ, dầu mới “đóng” cứng lại với nhau.
Việc các ông thợ kém tay nghề, thiếu trách nhiệm làm trầy xước vỏ, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và giá trị đồng hồ không hề hiếm gặp. Thử nghĩ, nếu đó là mẫu chế tác từ kim loại quý, máy móc tinh vi hàng chục, hàng trăm triệu đồng trở lên thì sẽ tồi tệ đến cỡ nào.
Mặt khác, mỗi khi mở nắp đáy đồng hồ, ron (gioăng) cao su chống nước ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Hở ra là mở đáy, sớm muộn sẽ làm khả năng chịu nước của đồng hồ “xuống” nhanh hơn bình thường.
Trong trường hợp này, nhiều người chơi lâu năm, chuyên sưu tập đồng hồ cổ chia sẻ, không ít mẫu sản xuất những năm 70 tới nay chưa lau dầu bảo dưỡng lần nào vẫn chạy tốt. Họ cho rằng, càng ít những can thiệp không cần thiết vào bên trong đồng hồ mới giúp nó bền theo năm tháng.
Vì vậy, nếu đồng hồ không có vấn đề nào, vài ba năm một lần làm sạch bên ngoài, kiểm tra nước là đủ, không cần thiết phải lau dầu cho nó. Và đặc biệt là phải mang đến trung tâm hãng, đại lý được ủy quyền ví dụ như Đồng Hồ Hải Triều.
Xem thêm: Đồng Hồ Cơ Là Gì? Cách Sử Dụng Đồng Hồ Cơ Đúng?
Cận cảnh giọt dầu và quá trình tháo lắp máy để lau dầu đồng hồ Rolex
5 trường hợp nên lau dầu đồng hồ khi gặp
1 – Chạy chậm dần
2 – Lúc chạy lúc đứng
3 – Đã lên dây cót bằng tay nhưng không chạy đủ 24 giờ, càng ngày càng chạy được ít thời gian hơn
4 – Bị bể kính, hở đáy, vào nước, có hiện tượng gỉ sét, bám bụi trong máy hoặc trên mặt số
5 – Đồng hồ cơ trong tình trạng ngừng hoạt động hơn 3 năm
Đồng hồ cơ bao lâu phải lau dầu theo các khuyến nghị của hãng?
Xem thêm: Cách tạo usb boot cài đặt win 7 và win 10
Thợ đang chấm dầu vào chân kính, nơi có những trục xoay và ma sát, dầu sẽ làm giảm sự ma sát đó
Như đã nói ở trên, nếu đồng hồ chạy tốt, không có vấn đề gì, bạn không nên lạm dụng lau dầu. Thời gian hãng khuyến nghị dưới đây sẽ mang tính tham khảo.
– Đồng hồ Nhật Bản: hầu hết hãng khuyến cáo thời gian cần bảo dưỡng là trong khoảng 2 – 3 năm / 1 lần.
– Đồng hồ Thụy Sỹ: Giá rẻ, tầm trung (dưới 70 triệu đồng): 3 – 4 năm / 1 lần; Cao cấp, sang trọng (trên 70 triệu đồng): 4 – 5 năm / 1 lần; Đồng hồ có cơ chế đặc biệt tối ưu cho bôi trơn: Rolex thường từ 6 – 12 năm, Omega từ 6 – 8 năm cho máy Co-axial, 8 – 10 năm cho máy Master Coaxial …
Giá lau dầu đồng hồ cơ và pin tại các trung tâm uy tín tham khảo
Xem thêm: Cách đặt password cố định cho Teamviewer
Sản phẩm có giá trị cao như Doxa, Longines, Rolex, … chỉ nên lau dầu ở những trung tâm lớn, uy tín, tránh làm “chết mất” chiếc đồng hồ hàng chục, hàng trăm triệu hoặc món kỷ vật bạn yêu quý (minh họa: Doxa D211SSV)
Thông thường, lau dầu, bảo dưỡng cho đồng hồ Nhật sẽ có giá sẽ bắt đầu từ 400.000 đồng, Thụy Sĩ sẽ từ 800.000 đồng trở lên. Để được chuyên viên tư vấn thêm, bạn có thể mang đồng hồ đến các chi nhánh của các cửa hàng đồng hồ uy tín để đảm bảo chất lượng